×
TÌM KIẾM

Để Chúa hiện diện trong hoàn cảnh tiêu cực

Bởi Ney Bailey

Có điều gì tiêu cực đã xảy ra với bạn trong vòng 24 giờ hay tuần trước không? Có thể nó chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra! Vì Đức Chúa Trời phán, “Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian.” Nhưng Ngài cũng phán, “nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi”1 Và sứ đồ Giăng cũng viết, “Điều làm cho chúng ta chiến thắng thế gian chính là đức tin của chúng ta.”2 Khi những hoàn cảnh tiêu cực xảy đến với chúng ta, điều quan trọng là phải biết rằng chúng ta có thể tin cậy Chúa là Đấng thành tín trong mọi thử thách của chúng ta.

Đức Chúa Trời phán, “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta nói sẽ không bao giờ qua đâu.”3 Điều đó nghĩa là Lời Ngài thật hơn tất cả những gì chúng ta cảm thấy và thật hơn bất kỳ hoàn cảnh nào trong đời sống của chúng ta. Đức tin là gì? Là tin Chúa qua Lời của Ngài.

Chúng ta cần biết rõ là Lời Chúa thật hơn những gì chúng ta cảm thấy khi sự tiêu cực xảy đến. Cần bao nhiêu đức tin theo Lời Chúa phán để giải quyết được với các hoàn cảnh? Ý tưởng về đức tin nhỏ nhất là gì? Chúa Giê-xu phán, “Ngài đáp: “Vì các con ít đức tin. Ta nói rõ với các con: Nếu các con có đức tin chỉ bằng một hạt cải…”4 Hạt cải là một hạt tròn nhỏ. Tôi nghĩ là bởi ân điển Ngài nên Ngài phán chúng ta chỉ cần lượng đức tin như 1 hạt cải. Tôi biết ơn Chúa vì Ngài không nói đức tin của chúng ta cần to như quả cam hay quả táo.

Nếu chúng ta chỉ “cảm thấy” gì đó và thực hiện theo cảm nhận, chúng ta chắc sẽ thất bại. Nhưng nếu chúng ta có đức tin bằng hạt cải và chọn kết hợp với ý chí của chúng ta để nương cậy vào Lời Chúa một chút, dù cho cảm giác của chúng ta đang gào thét theo một hướng khác 180 độ, thì Đức Chúa Trời có cái để hành động trong chúng ta. Ngài đòi hỏi chúng ta hãy tin cậy Ngài, “vì chúng ta bước đi bằng đức tin, chứ không bởi mắt thấy.”5 Phân đoạn Kinh Thánh trong sách Rô-ma 1:17 muốn chúng ta đi từ “đức tin đến đức tin”. Chúng ta hãy tin Chúa qua Lời Ngài từng chút, từng chút một.

Nhiều lần có nhiều người hỏi tôi, “Một Cơ Đốc Nhân tốt không nên cảm thấy như vậy” Hoặc tôi cũng nghe người khác nói, “Nếu tôi là bạn tôi sẽ không cảm thấy như vậy.” Sự thật là bạn vẫn cảm thấy thế, vậy bạn sẽ làm gì với cảm xúc đó?

Bạn đã từng nhìn thấy mô hình đoàn tàu lửa này chưa? Đầu máy tàu lửa đại diện cho Lời Chúa, Kinh Thánh, là Lẽ thật: “Sự thật”. Toa chứa than đại diện cho đức tin của chúng ta nơi Lời Chúa. Cuối cùng là toa hành khách đại diện cho những cảm xúc của chúng ta. Nhờ đầu máy tàu lửa mới có thể kéo đoàn tàu, không phải toa hành khách. Bạn có cảm xúc là điều bình thường. Nhưng cảm xúc không phải là điều bạn nên nương cậy vào. Chúng ta phải đặt đức tin nơi Chúa và Lời Ngài.

Tôi nghĩ tấm gương tốt nhất của chúng ta như mọi khi chính là Chúa Giê-xu Christ. Nếu bạn nhìn vào Ngài tại vườn Ghết-sê-ma-nê, trước khi Ngài bị treo trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã không nói, “Con Đức Chúa Trời không nên cảm thấy như thế này.” Ngài cũng chẳng nói, “Nếu Ta tin Đức Chúa Trời, Ta không nên cảm thấy như thế này.” Nếu bạn xem phân đoạn đó, bạn vẫn thấy Ngài cảm nhận tất cả những gì cần phải cảm nhận. Lời Chúa chép rằng, “Ngài bắt đầu đau buồn và bối rối. Ngài nói: “Linh hồn Ta đau buồn cho đến chết”6 Hãy nhìn vào Lời Chúa trong Kinh Thánh mô tả chính Ngài ngay tại thời điểm đó. Ngài thật đau buồn, bối rối, thống khổ, đau đớn - tất cả mọi cảm nhận. Nhưng Ngài tin cậy Đức Chúa Cha xuyên suốt những cảm xúc đó và thưa với Đức Chúa Trời rằng, “...không phải bởi ý muốn của con, nhưng bởi ý muốn của Cha.”7

Bạn không cần phải kìm nén cảm xúc của bạn hay tuôn ra cảm xúc đó. Bạn vẫn có thể trải qua những cảm xúc đó và tin cậy Chúa giữa những cảm xúc đó. Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ được giải phóng.

Với bối cảnh này, làm thế nào để chúng ta có thể để Chúa hiện diện giữa những cảm xúc tiêu cực của chúng ta? Hãy nhìn vào 3 cách sau đây.

1. Chúng ta để Chúa hiện diện giữa những cảm xúc tiêu cực bằng sự ngợi khen và cảm tạ Ngài.

Cách đầu tiên chúng ta có thể để Chúa hiện diện giữa những cảm xúc tiêu cực của chúng ta bằng cách ngợi khen và cảm tạ Ngài. Ê-phê-sô 5:18-20 chép rằng, “Đừng say rượu, vì rượu dẫn đến buông tuồng, nhưng phải đầy dẫy Thánh Linh. Hãy dùng thi thiên, thánh ca, và những linh khúc mà đối đáp với nhau; hãy hết lòng ca hát, chúc tụng Chúa.Trong mọi việc, hãy luôn nhân danh Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ mà dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời, là Cha.”

Và I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 cũng chép rằng, “Hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Giê-xu.” Tôi nghĩ là từ khó nhất trong câu này là từ “trong”. Thời gian khó khăn nhất cho tôi để cảm tạ Chúa là khi tôi ở trong hoàn cảnh tiêu cực và tôi cảm thấy không muốn cảm tạ Ngài.

Tôi có nghe về một câu chuyện vào nhiều năm trước đây giúp mang ngôi nhà này đến với tôi và nó rất thiết thực. Một người phụ nữ và chồng cô ấy nghe về một diễn giả nói về sự thật là họ cần phải ngợi khen và cảm tạ Chúa mọi thứ trong cuộc sống của họ, đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Khi họ trở về, họ nói với nhau, “Oh, chúng ta biết rằng điều khó khăn nhất cho chúng ta đó là gì? Đó là con trai của chúng ta.”

Họ có một cậu con trai 17 tuổi chưa bao giờ mang lại cho họ điều gì ngoại trừ những rắc rối. Người con đó luôn gây ra khó khăn cho cha mẹ và cả những người anh chị em. Họ đã làm mọi cách họ biết để thay đổi cậu ta nhưng đơn giản là nó không hiệu quả. Trên đường trở về nhà, lần đầu tiên, họ tạ ơn Chúa vì con trai của họ và ngợi khen Chúa vì người con trai của họ.

Con trai của họ đã ở nhà một mình vào đêm đó và khi họ lái xe vào thì thấy đèn trong nhà còn sáng. Họ cầu nguyện rằng, “Cha ơi, chúng con ngợi khen và cảm tạ Ngài vì con trai của chúng con. Chúng con cũng ngợi khen và cảm tạ Ngài vì đèn còn sáng.”

Sau đó họ vào nhà bếp và nhìn thấy sự hỗn độn chưa bao giờ có trong nhà họ. Nhìn trên quầy ăn uống có những lon nước ngọt, bánh mì, sốt mayonnaise, mù tạt, thịt, bánh kẹo và khoai tây chiên vương vãi khắp nơi. Họ dừng lại và nói, “Chúa ơi chúng con ngợi khen Ngài và cảm tạ Ngài vì con trai của chúng con. Chúng con càng ngợi khen Ngài và cảm tạ Ngài vì sự hỗn độn này.”

Tiếp theo đó, họ đi vào phòng chung của gia đình. Ti vi đang bật và giấy tờ vương vãi khắp nơi, còn sót lại lon nước ngọt, bánh quy và bánh mì. Họ dừng lại và nói: “Chúng con ngợi khen Ngài và cảm tạ Ngài vì con trai của chúng con. Chúng con càng ngợi khen Ngài và cảm tạ Ngài vì sự hỗn độn này.”

Họ liên tục ngợi khen Chúa và cảm tạ Chúa vì đứa con trai của họ, suốt cả ngày, ngày hôm sau và hôm sau đó nữa. Vào buổi chiều Chủ nhật, có tiếng gõ cửa phòng ngủ. Cậu con trai nói, “Ba mẹ ơi, con có thể vào trong và nói chuyện với ba mẹ được không? Cậu tiếp tục, “Ba mẹ ơi, gần đây con có rất nhiều suy nghĩ. Ba mẹ biết đó, con đã rất khổ sở, chán nản và ức chế đến chừng nào con còn nhớ được. Và ba mẹ biết đó, con không thể trút những điều này lên bạn bè của con vì con cần họ. Con phải tốt với họ. Con cũng không thể trút những điều này lên giáo viên của con bởi vì con muốn đạt điểm tốt. Và con đã nhận ra, con đã trút điều này lên gia đình của mình. Con chỉ muốn nói rằng, con sẽ không làm vậy nữa.”

Khi chúng ta chọn ngợi khen Chúa về những điều chúng ta không thích, chúng ta để Ngài hiện diện giữa những điều tiêu cực đó và giải phóng quyền năng Ngài để Ngài vận hành. Giải pháp thay thế là chúng ta giữ kín việc đó và không để Ngài bước vào hoàn cảnh tiêu cực của chúng ta. Tôi tin rằng chúng ta trở nên cay đắng hơn khi chúng ta không cảm tạ. Tôi không muốn trở thành một người hay cay đắng nên tôi biết rằng tôi cần phải ngợi khen và cảm tạ Chúa ngay lúc này.

Chúng ta để Chúa hiện diện trong hoàn cảnh tiêu cực bằng sự ngợi khen và cảm tạ Ngài.

2. Chúng ta để Chúa hiện diện trong sự tiêu cực bằng phước hạnh chứ không bằng sự rủa sả

Cách thứ hai chúng ta có thể để Chúa hiện diện trong sự tiêu cực là thông qua phước hạnh chứ không phải bằng sự rủa sả. Tôi mong rằng tôi có thể học điều này nhiều năm trước đây. Tôi có thể cứu chính mình ra khỏi những nan đề.

Gia-cơ 3:8-10 chép rằng, “Nhưng không ai chế ngự được cái lưỡi, một vật xấu xa không sao kiểm soát được, đầy dẫy những chất độc chết người. Chúng ta dùng lưỡi để chúc tụng Chúa, Cha chúng ta, và cũng dùng nó để nguyền rủa loài người, là loài được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Từ một miệng mà ra cả sự chúc tụng lẫn nguyền rủa sao? Thưa anh em của tôi, đừng như vậy.”

Từ “nguyền rủa” (curse) không đề cập đến các từ có nhiều chữ cái. Nó có nghĩa là nói xấu, hoặc không nói tốt. Và từ “ban phước” có nghĩa ngược lại, nói tốt. Tôi đã nghe một câu chuyện có thật giúp tôi hiểu được ý nghĩa của việc chúc phúc và nguyền rủa ai đó.

Ở Portland, Oregon, một mục sư và vợ của ông gặp rắc rối lớn với cậu con trai. Đỉnh điểm là khi anh ta bỏ nhà đi và họ đã không nghe tin tức gì về anh ta trong ba hoặc bốn năm. Vị mục sư này đã đến gặp một cố vấn Cơ đốc mà ông biết rất rõ và sau khi trút bầu tâm sự, vị cố vấn nhìn ông và nói: “Ông đã nguyền rủa con trai mình bao lâu rồi?”

Bị sốc trước những lời lẽ mạnh mẽ, anh nói: “Ý anh là sao khi hỏi tôi đã nguyền rủa con trai mình bao lâu rồi?” Người cố vấn trả lời: “Ồ, từ nguyền rủa có nghĩa là nói xấu, hoặc không nói tốt. Và tất cả những gì anh vừa nói với tôi là anh đang nói không tốt về con trai mình. Anh đã làm như thế bao lâu rồi?" Vị mục sư cúi đầu và nói, “Tôi đoán là tôi đã nguyền rủa con trai tôi cả đời rồi. Tôi chưa bao giờ, chưa bao giờ có điều gì tốt để nói về nó, chưa bao giờ. Và người cố vấn nói, “Nói thế không hiệu quả gì, phải không?” Anh ấy nói “Không hề."

Người cố vấn nói: “Tôi muốn thử thách anh và vợ anh rằng trong hai tháng tới, khi đứa con trai của anh xuất hiện, tôi muốn anh chúc phúc cho nó. Tôi muốn anh chúc phước cho con trai mình. Khi anh nói về con trai của mình ở nhà, tôi muốn anh cố gắng nhớ điều gì đó tốt đẹp về nó. Tôi muốn anh nói điều tốt về con trai anh.”

Vị mục sư nói, “Tôi đoán là tôi có mọi thứ và không có gì để mất nên tôi sẽ chấp nhận thử thách đó.” Anh ấy về nhà và nói với vợ, và vợ anh đã đồng ý, rồi họ bắt đầu. Khi họ cầu nguyện cho con trai mình, họ cầu xin Chúa ban phước lành cho cậu. Khi họ nói về con trai mình, họ cố gắng nhớ lại những điều tốt đẹp về cậu. Họ tiếp tục làm điều đó ngày này qua ngày khác.

Vào khoảng ngày thứ 10, vị mục sư này đang ở trong phòng làm việc và điện thoại reo. Bạn có thể đoán được câu chuyện. Ở đầu bên kia điện thoại là cậu con trai. Và cậu con trai nói: “Ba ơi, con không thực sự biết chắc tại sao con lại gọi điện nhưng ba mẹ và gia đình đã hiện diện trong tấm lòng và tâm trí của con trong khoảng một tuần qua và con chỉ nghĩ rằng mình sẽ gọi điện để hỏi thăm ba.” Và người cha nói, “Con trai, ba rất vui vì con gọi điện về.” Cậu con trai đã phải kiềm chế bản thân để không chạy về ngay sau cuộc điện thoại. Họ trò chuyện trong vài phút và người cha nói với người con trai: “Ba không biết liệu con có được cảm động hay không, nhưng con có muốn gặp ba vào bữa trưa ngày thứ Bảy không?” Cậu con trai nói, "Chắc chắn rồi ba, con sẽ gặp ba."

Ngày đó đã đến, họ gặp nhau để ăn trưa. Người con trai đến trong bộ quần áo rách rưới cũ kỹ. Tóc anh ta dài và hơi rối bù. Trước kia người cha sẽ rất chỉ trích và phán xét, thì lần này ông bước vào với thái độ chấp nhận đứa con trai của mình, chúc phước cho nó trong lòng. Ông đặt câu hỏi cho con trai mình và ông lắng nghe câu trả lời của con trai mình. Vào cuối bữa trưa đó, người con trai nhìn qua bàn và nói: “Ba ơi, con không biết chuyện gì đang xảy ra ở đây, nhưng con rất thích được ở cạnh ba.” Và người cha nói, “Ồ, ba cũng rất vui khi được ở bên con, con trai.” Người con trai nói: “Ba à, ba có nghĩ rằng tối nay con có thể về nhà và ngủ một đêm trên chiếc giường cũ của mình để gặp mẹ và cả gia đình không. Chỉ cho tối nay thôi.” Người cha nói, "Chắc chắn rồi con trai, cả gia đình rất muốn gặp lại con."

Khi người cha trải qua thời gian còn lại của ngày hôm đó, trong lòng ông cảm thấy xúc động khi nhận ra rằng việc ngừng nguyền rủa con trai mình và bắt đầu chúc phước cho nó đã tạo ra một sự khác biệt biết bao. Đêm đó, khi cậu con trai đang nằm trên giường trong phòng ngủ, người cha từ từ bước vào đó và ngồi xuống. Ông nói: “Con trai, con sẽ tha thứ cho cha về tất cả những cách cha đã đối xử với con trong những năm qua chứ?” Và cậu con trai nói: “Chắc chắn rồi, con sẽ tha thứ cho cha.” Và anh quàng tay quanh cổ cha mình. Đó là sự khởi đầu của việc khôi phục mối quan hệ đó. Nhưng khi nào là sự khởi đầu thực sự? Sự khởi đầu thực sự là khi người cha và người mẹ đó bắt đầu chúc phước cho đứa con trai của họ trong lòng họ.

Tôi không hiểu , nhưng theo một cách độc đáo nào đó, Đức Chúa Trời coi trọng khi chúng ta chúc phước cho người khác và khi chúng ta không nguyền rủa họ. Chúng ta gặt những gì chúng ta gieo. Nếu chúng ta gieo sự rủa sả, chúng ta sẽ gặt sự rủa sả. Nếu chúng ta gieo phước hạnh, chúng ta sẽ gặt phước hạnh. Và tôi thà gặt hái phước hạnh còn hơn, phải không?

Chúng ta để Chúa hiện diện trong sự tiêu cực bằng sự chúc phước không phải bằng sự nguyền rủa.

3. Chúng để Chúa hiện diện trong sự tiêu cực bằng sự tha thứ

Cách cuối cùng chúng ta để Chúa hiện diện trong sự tiêu cực là thông qua việc tha thứ. Xem sách Cô-lô-se 3:12,13: “Anh em là những người được tuyển chọn của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu. Vậy, hãy mặc lấy lòng thương xót, nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục. Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với người khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.”

Tôi thích cách mà Chúa nói là chúng ta hay phàn nàn lẫn nhau. Nhưng Ngài cũng phán rằng những ai phàn nàn với chúng ta, thì chúng ta cũng phải tha thứ cho họ như cách Ngài tha thứ cho chúng ta. Tất cả chúng ta đều bị tổn thương. Tôi nghĩ sự tổn thương sâu sắc nhất đến từ sự tổn thương từ nhữg người trong gia đình hay đến từ những người gần gũi nhất với chúng ta.

Một trong những tổn thương sâu sắc nhất mà tôi từng trải qua là từ cha tôi. Cha tôi lớn lên không có cha mẹ yêu thương, quan tâm và ông chưa bao giờ học cách thể hiện tình yêu thương và sự ấm áp với người khác. Tôi kết luận rằng cha tôi có lẽ không yêu tôi. Vấn đề phức tạp hơn là cha tôi nghiện rượu. Khi tôi lớn lên trong gia đình đó, ngày tháng trôi qua tôi càng cay đắng và oán hận hơn. Tôi không thích cách cha tôi nói chuyện với mẹ tôi. Tôi không thích cách ông ấy nói chuyện với tôi. Đôi khi ông ấy trở nên bạo lực, nhưng phần lớn thời gian chúng tôi gần như phớt lờ nhau. Tôi nhớ mình đã nói chuyện với mẹ và bà nói: “Mẹ không thể nói chuyện với cha con được”. Chà, nếu bà ấy không thể nói chuyện với ông ấy thì tôi chắc chắn không thể nói chuyện với ông ấy. Bạn đã bao giờ gặp tình huống như thế chưa? Thật là khó khăn. Nếu bạn biết tôi từ khi học ở trung học hoặc đại học, tôi sẽ không nói một điều gì tốt đẹp về cha tôi cả. Có thể nói rằng tôi ghét ông ta.

Vài năm sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi nghe một diễn giả trích câu Kinh Thánh trong I Giăng 4:8 “Chúa là tình yêu.” và sau đó diễn giả dùng I Cô-rinh-tô 13 để mô tả tình yêu của Chúa đối với chúng ta. Khi Lời chép rằng, “Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhân từ…” diễn giả nói rằng hãy đọc như sau “Chúa hay nhịn nhục, Chúa hay nhân từ…” Ông ấy đã nói với tôi về tình yêu của Chúa là nhịn nhục. Tình yêu của Chúa là nhân từ. Tình yêu của Chúa dành cho tôi là hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự. Tôi chưa bao giờ nghĩ về những kiểu tình yêu mà Chúa thông qua câu Kinh Thánh I Cô-rinh-tô 13 đang dành cho tôi.

Rồi tôi bắt đầu nghĩ về cha mình khi rời buổi nhóm đó. Tôi đã nghĩ suốt ngần ấy năm qua tôi đã chờ đợi cha tôi chỉnh đốn lại và ngừng uống rượu rồi tôi sẽ yêu thương ông. Nhưng hình như Chúa nói với tôi rằng “Ney, con có nhiều ánh sáng hơn, con có nhiều ân điển hơn. Tình yêu của Ta đối với cha con là nhân từ. Tình yêu của Ta đối với cha của con là kiên nhẫn. Tình yêu của Ta đối với cha con hy vọng mọi sự, dung thứ mọi sự và nín chịu mọi sự. Ney, Ta muốn con chủ động đến với Cha con.”

Nước mắt bắt đầu chảy dài trên khuôn mặt tôi và tôi nhận ra tôi đã không có tình yêu của Chúa cho người cha yêu quý của tôi. Dường như Chúa đã làm một điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời tôi nhưng tôi biết mình sẽ không biết cho đến khi trở về nhà và ở bên Ngài.

Vài tháng sau tôi về nhà với thái độ chấp nhận và yêu thương. Khi tôi vào nhà với thái độ mới đối với cha tôi là chấp nhận, yêu thương và tha thứ, hãy đoán xem? Cha tôi cảm nhận được thái độ của tôi. Và khi tôi đối tốt với ông ấy, ông ấy cũng tốt lại với tôi. Cha tôi không biết nhiều về cách yêu, nhưng ông biết cách đáp lại tình yêu một chút. Tôi nghĩ nếu tôi biết điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn như vậy thì có lẽ tôi đã sớm tử tế hơn rất nhiều. Trong chuyến về thăm nhà , cha tôi đã đến cửa hàng quần áo của một trong những khách hàng của ông và mang về nhà 3 chiếc váy đã được chọn để tôi mặc thử. Ông ấy chưa bao giờ làm điều đó trước đây.

Khi tôi rời khỏi nhà vào thời điểm đó, tôi bắt đầu nghĩ về việc cách Chúa dạy chúng ta hiếu thuận với cha mẹ để có được điều tốt lành và sống lâu trên đất. Tôi nói với Chúa, “Ngài là Đấng dạy dỗ điều này, giờ đây xin Ngài chỉ cho con cách thực hiện nó.” Và Đức Chúa Trời bắt đầu chỉ cho tôi những cách để tôi bày tỏ tình yêu của mình với họ.

Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi, tôi cảm tạ Chúa vì cha mẹ của tôi. Thời gian trôi qua nhiều hơn, điều này nghe có vẻ hơi khoa trương nhưng nó thực sự xảy ra. Một ngày kia tôi ngồi và nhìn vô định. Tôi bắt đầu nghĩ về cha của tôi. Tôi nghĩ nếu cha tôi qua đời và tôi đến đám tang của ông, tôi nhìn vào quan tài thì liệu tôi có hối hận điều gì không? Tôi nghĩ, có, tôi hối hận vì tôi chưa bao giờ xin cha tha thứ cho tôi vì những hành động xấu của tôi khi tôi lớn lên.

Vì thế, tôi đã trở về nhà và xin cha tôi tha thứ. Cha tôi coi mình như một luật sư cứng nhắc. Vậy nên khi tôi tưởng tượng đến việc nói chuyện với ông, nó rất đáng sợ. Khi tôi hình dung đến cảnh tượng đó, tôi thấy mình nằm gục trên sàn nhà thổn thức và không nói lên lời.

Khi tôi đến thăm cha tôi trong lần tiếp theo, tôi chờ cho đến nửa trận bóng trên TV, tôi bắt đầu nói, “Cha à, gần đây con nghĩ về những việc làm trong tuổi trưởng thành của con, con thật vô ơn, vô cảm và tồi tệ.” Sau đó tôi nói tiếp, “Cha ơi, cha sẽ tha thứ cho con chứ?” Có một khoảng lặng và ông quay lại nhìn tôi với ánh mắt lấp lánh và ông nói, “Không.” Rồi ông nói tiếp, “Cha không nhớ những điều đó.” Và ông chỉ nói được một việc tôi đã làm ông buồn lòng. Tôi biết điều quan trọng là nhận được phản hồi từ cha mình nên tôi nói: “Cha sẽ tha thứ cho con vì những điều cha có thể nhớ chứ?” Và ông ấy nói, "Đúng vậy." Ngay sau đó ông ấy nói, "Bây giờ con sẽ đi đâu trong chuyến đi tiếp theo?" Ông ấy chưa bao giờ hỏi tôi điều đó trước đây. Trên đường ra khỏi cửa, ông ấy hỏi, "Khi nào con sẽ về thăm nhà nữa?" Và tôi nói, “Ngày 21 hoặc 22 tháng 12.” Ông nói, "Cha sẽ gặp lại con vào ngày 21."

Một ngày nọ mẹ tôi gọi điện cho tôi và bà nói rằng, “Con yêu à, cha của con tìm thấy một cái gì đó trong một cuốn catalog và nó khiến cha nhớ về con, ông ấy đã mua nó và gói nó lại và gửi bưu điện cho con. Cha sẽ gửi cho con một bất ngờ.” Tôi không thể chờ được gói hàng đó đến nhà tôi. Ông ấy chưa bao giờ làm như vậy trước đây. Khi nó được giao đến, bên trong là một chiếc máy pha cà phê hai cốc Melita nhỏ đựng trong một chiếc vali du lịch màu nâu, bởi vì ông ấy biết tôi thích cà phê và tôi đã đi du lịch rất nhiều. Khi cầm nó trên tay, tôi nghĩ: “Lạy Chúa, cái này tượng trưng cho nhiều thứ hơn là một chiếc máy pha cà phê hai cốc Melita. Điều này thể hiện một mối quan hệ mà Ngài đã khôi phục.”

Tôi nhớ rằng khi tôi không muốn, tôi lựa chọn bằng lý trí phải đặt đức tin hạt cả của mình ở nơi Chúa và chọn tha thứ cho cha tôi. Tôi tin rằng khi chúng ta bị tổn thương, chúng ta cần đặt câu hỏi cho bản thân mình là Đức Chúa Trời của tôi lớn hơn sự tổn thương hay sự tổn thương lớn hơn Ngài? Chúng ta là những người có quyền chọn.

Có rất nhiều thứ không thể biện minh được nhưng không có gì là không thể tha thứ được. Tôi nghe ai đó nói, “Tha thứ là cách trả tự do cho một tù nhân để rồi khám phá ra rằng tù nhân đó không ai khác chính là bạn.” Cha của tôi chưa bao giờ yêu cầu tôi tha thứ cho ông nhưng Chúa yêu cầu tôi điều đó và nó tạo ra sự khác biệt hoàn toàn.

Có thể bạn nghĩ, “Ney à, nếu người mà tôi cần tha thứ họ đã qua đời thì sao?” Tôi có một tin tốt lành cho bạn. Chúa không bị giới hạn bởi thời gian. Ngài của ngày hôm qua, hôm nay và tương lai vẫn y nguyên. Tôi tin rằng bạn vẫn có thể nói với Chúa điều đó và Ngài trân quý điều đó.

Tóm tắt lại, có sự tiêu cực nào trong đời sống của bạn không? Tôi khích lệ bạn hãy tôn vinh Chúa và cảm tạ Ngài.

Bạn có đang nguyền rủa ai đó không? Xin Chúa ban ân điển để bạn bắt đầu chúc phước cho họ.

Có một nỗi đau nào thật sâu ở đó không? Xin Chúa ban ân điển cho bạn để tha thứ và bởi điều đó bạn có thể để Chúa hiện diện trong chỗ tiêu cực và giải phóng quyền năng Ngài trong hoàn cảnh đó.

(1) Giăng 16:33 (2) 1 Giăng 5:4 (3) Ma-thi-ơ 24:35 (4) Ma-thi-ơ 17:20 (5) 2 Cô-rinh-tô 5:7 (6) Ma-thi-ơ 26:37,38 (7) Ma-thi-ơ 26:39

Excerpted by permission from the book, Faith Is Not a Feeling, by Ney Bailey.